Phê duyệt kế hoạch tới 2030 Việt Nam có 30 sân bay trên toàn quốc

Thứ tư - 07/06/2023 21:25
Chính phủ duyệt Quy hoạch hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030 theo mô hình trục nan với 2 đầu mối Hà Nội và TP.HCM, hình thành 30 cảng hàng không.
Chính thức phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc
Chính thức phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc
      Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch theo mô hình trục nan, 2 đầu mối chính

      Theo Quy hoạch hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030, hệ thống cảng hàng không được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại khu vực Hà Nội và khu vực TP.HCM, hình thành 30 cảng hàng không. Trong đó, có 14 cảng hàng không quốc tế bao gồm Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc. Các cảng này đảm bảo thuận tiện cho việc lưu thông hành khách và hàng hóa đến các nơi trên thế giới.

      Ngoài ra, còn có 16 cảng hàng không quốc nội bao gồm Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Thành Sơn và Biên Hòa. Trong đó, sân bay Thành Sơn và sân bay Biên Hòa được quy hoạch thành cảng hàng không để khai thác lưỡng dụng.

sân bay 2
                                                     Cảng HKQT Long Thành được ưu tiên đầu tư xây dựng

      Năm 2050, hệ thống cảng hàng không sẽ phát triển đến 33 cảng, trong đó có 14 cảng hàng không quốc tế bao gồm Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc. Các cảng hàng không quốc nội bao gồm Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Cao Bằng, Nà Sản, Cát Bi, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Biên Hoà, Thành Sơn và Cảng hàng không thứ 2 phía Đông Nam, Nam Thủ đô Hà Nội.

Vận tải hành khách và hàng hóa

      Theo quy hoạch, tổng sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không khoảng 275,9 triệu hành khách (chiếm 1,5-2% thị phần vận tải giao thông và chiếm 3-4% tổng sản lượng vận tải hành khách liên tỉnh).

      Tổng sản lượng hàng hóa thông qua các cảng hàng không khoảng 4,1 triệu tấn (chiếm 0,05-0,1% thị phần vận tải giao thông).

Kết cấu hạ tầng

      Quy hoạch cảng hàng không Việt Nam đưa ra ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng hàng không lớn, đóng vai trò đầu mối tại vùng Thủ đô Hà Nội (Cảng hàng không quốc tế Nội Bài) và vùng TP.HCM (Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Long Thành).

Cần 420 nghìn tỷ đồng thực hiện quy hoạch

      Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 420.000 tỷ đồng, được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.

      Cũng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đối với cảng hàng không mới: huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư theo phương thức PPP.
      Bằng việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ hy vọng mang lại sự phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam qua hình thành và phát triển các cảng hàng không hiện đại, góp phần vào sự phát triển về kinh tế, xã hội của cả nước.

Tác giả: Anh Văn

Nguồn tin: Baomoi.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây